Thoái hóa cột sống là bệnh lý xương khớp thường gặp ở độ tuổi trung niên. Tuy nhiên, hiện nay, thoái hóa cột sống có xu hướng trẻ hóa và gây nhiều biến chứng khôn lường. Cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng để có phương án điều trị kịp thời.

Thoái hóa cột sống là gì?

Thoái hóa cột sống là tình trạng lớp sụn giữa các đốt sống mòn dần, khiến cho đốt ống ma sát trực tiếp với nhau trong quá trình người bệnh vận động. Lâu dần gây viêm sưng bao hoạt dịch khớp, dịch khớp ít tiết ra dẫn đến khô khớp. Bên cạnh đó, sự ma sát của các đầu xương còn góp phần hình thành gai xương sẽ cọ xát vào các rễ thần kinh và mô mềm xung quanh.

Các đốt sống dễ bị thoái hóa nhất là L1-L5 tập trung ở vị trí thắt lưng nên thường gọi là thoái hóa cột sống thắt lưng. Các đốt sống C5-C7 nằm ở vị trí vai gáy, dễ bị bào mòn và gây lên bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

Hình ảnh mô phỏng thoái hóa cột sống

Triệu chứng của thoái hóa cột sống

Thoái hóa đốt sống mang đến cảm giác đau buốt, khó chịu cho người bệnh. Tùy vào vị trí đốt sống bị thoái hóa mà triệu chứng thoái hóa cột sống sẽ khác nhau:

  • Người bệnh thường cảm thấy đau lưng dưới gần mông và sau đùi. Nếu không điều trị kịp thời, cơn đau có thể lan xuống toàn bộ chân.
  • Người bệnh thường cảm thấy đau ở khu vực cổ vai gáy, đôi khi lan xuống phần lưng trên. Tuy nhiên, nếu bệnh trở nặng, cơn đau còn lan xuống cánh tay, ngón tay.
  • Đau nhức xảy ra khi người bệnh cúi người, vặn người, nâng vật nặng, đau vùng lưng giữa, tạo ra âm thanh lạo xạo, lục khục do khô khớp.
  • Người bệnh có xu hướng bị gù hoặc cột sống cong vẹo.
  • Khu vực sưng viêm có cảm giác đau khi sờ vào.

Nguyên nhân của thoái hóa cột sống

Có nhiều nguyên nhân thoái hóa cột sống. Mỗi nguyên nhân gây lên một tình trạng bệnh khác nhau:

Cơ thể lão hóa

Quá trình cơ thể lão hóa khi bước vào độ tuổi là một trong những nguyên nhân gây lên bệnh thoái hóa cột sống. Chính vì thế, khi tuổi tác càng cao thì cấu trúc xương cũng yếu dần theo. Biểu hiện rõ rệt ở việc, đĩa đệm mất nước, thoát vị đĩa đệm, xơ hóa dây chằng, bào mòn mô sụn.

Hoạt động sai tư thế

Tư thế ngồi lưng không thẳng, ngồi gù lưng, đầu chúi về trước, ngủ kê cao gối, tập luyện Gym, Yoga sai cách,… là những nguyên nhân gây thoái hóa cột sống.

Ngồi gù lưng là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa cột sống

Chế độ ăn uống không khoa học

Chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn không đúng giờ giấc, nhiều chất béo, ít chất xơ, sử dụng rượu bia, thuốc lá khiến thoái hóa cột sống đến sớm hơn với các đối tượng trẻ tuổi. Ngoài ra, chế độ ăn uống thiếu các như canxi, magie, collagen khiến cột sống ngày càng yếu dần đi, tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp.

Cột sống bị chấn thương

Các chấn thương do té ngã, tai nạn gây ảnh hưởng không nhỏ đến xương khớp. Nếu không điều trị dứt điểm có thể dẫn đến thoái hóa cột sống.

Thoái hóa cột sống có gây nguy hiểm không?

Thoái hóa cột sống nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng thoái hóa cột sống bao gồm:

Gai cột sống

Để tự chữa lành các tổn thương do quá trình sụn khớp bị bào mòn gây ra, gai cột sống sẽ xuất hiện. Tuy nhiên, gai cột sống xuất hiện khiến cho đầu xương đốt sống bị biến dạng, mô mềm và rễ thần kinh xung quanh cũng bị ảnh hưởng.

Pain in the spine. female back with backache, pain at cervical spine

Thoái hóa cột sống gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe

Thoát vị đĩa đệm

Cột sống và đĩa đệm có liên quan mật thiết với nhau. Do đó, khi cột sống bị ảnh hưởng, cũng làm tổn thương tới đĩa đệm. Khi lớp bao ngoài đĩa đệm bị rách, các nhân nhầy bên trong sẽ thoát ra, dẫn tới tình trạng thoát vị đĩa đệm.

Một số biến chứng khác

Gai cột sống và thoát vị đĩa đệm còn gây lên một số biến chứng khác như:

  • Đau thần kinh tọa.
  • Đau cổ vai gáy.
  • Đau đầu, chóng mặt.
  • Đau yếu tứ chi do tủy sống bị chèn ép.

Điều trị thoái hóa cột sống như thế nào?

Thoái hóa cột sống không thể chữa khỏi hoàn toàn. Các phương pháp hiện tại chủ yếu tập trung vào việc giảm đau và làm chậm quá trình bệnh tiến triển nặng thêm.

Xây dựng chế độ tập luyện hợp lý

Tập luyện thể dục, thể thao hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị thoái hóa cột sống. Các bài tập kéo giãn cột sống phù hợp giúp xương khớp được thư giãn, trở nên linh hoạt và dẻo dai hơn. Tập luyện còn giúp tinh thần thư thái, thoải mái hơn, giảm cảm giác đau đớn do bệnh tật gây ra. Ngoài ra, bạn có thể trải nghiệm bài tập kéo giãn trên ghế massage ngay tại nhà.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp không thể thiếu trong phác đồ điều trị căn bệnh này. Xây dựng bài tập phù hợp giúp nâng cao sức bền, cải thiện độ dẻo dai của xương khớp, giảm áp lực lên đĩa đệm. Từ đó tình trạng thoái hóa cột sống cũng thuyên giảm.

Tập vật lý trị liệu giúp cải thiện thoái hóa cột sống

Sử dụng thuốc

Khi các bài tập không giúp tình trạng bệnh tốt hơn thì sử dụng thuốc là điều cần thiết. Cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và kê toa phù hợp. Không tự ý sử dụng có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Phẫu thuật

Khi các phương pháp kể trên không còn hiệu quả đối với người bệnh thì phẫu thuật chính là bước cuối cùng. Lúc này, người bệnh nên thăm khám sớm để bác sĩ chẩn đoán, điều trị và phẫu thuật sớm để ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn.

Phòng ngừa thoái hóa cột sống bằng cách nào?

Thoái hóa cột sống không thể trị khỏi hoàn toàn. Chính vì thế, phòng ngừa bệnh ngay từ ban đầu là cách tốt nhất giúp cơ thể luôn khỏe mạnh kể cả khi bước vào độ tuổi lão hóa.

  • Ngồi và nằm đúng tư thế, ngồi thẳng lưng và nằm gối cao vừa phải.
  • Nếu phải ngồi làm việc quá lâu, nên dành ra 5 -10 phút sau mỗi tiếng để vận động thân thể.
  • Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.
  • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Thoái hóa cột sống gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Chính vì thế, nếu phát hiện bệnh, cần điều trị kịp thời để ngăn chặn tình trạng bệnh tiến triển nặng thêm.

Call Now Button
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x